Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

THÔNG TIN GIÁO XỨ

THÔNG TIN GIÁO XỨ
( Tuần lễ Chúa Nhật 13.10.2013 –20.10.2013) 
  1. Lịch phụng vụ trong tuần:
Thứ 3 : 15.10 Thánh Têrêsa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh (lễ nhớ)
Thứ 5: 17.10 Thánh Ignatiô Antiôchia giám mục, tử đạo, (lễ nhớ).
Thứ 6 : 18.10 Thánh Luca, tác giả sách Tin Mừng, (lễ kính)
Chúa Nhật : 20.10.2013; Chúa Nhật thứ XXIX thường niên.
 
  1. Tin Giáo Xứ
  1. Hôm nay, Chúa Nhật 13/10 kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, giáo xứ sẽ dâng Thánh Lễ đặc biệt vào lúc 12 giờ, để nhờ lời chuyển cầu của  Đức Mẹ,  xin Thiên Chúa ban hòa bình cho thế giới, bình an, hạnh phúc cho mọi người và ban muôn phúc lộc cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta.
  1. Thứ năm, 17/10/2013 kỷ niệm một năm thành lập Caritas giáo hạt Thủ Đức, buổi chiều lúc 17 giờ 30’ có Thánh Lễ tạ ơn, các thành viên Caritas tham dự xin mặc đồng phục.
  1. Phòng tuyên truyền HIV/ AIDS của Caritas TGP có buổi sinh hoạt chuyên đề  “ phòng tránh lây nhiễm  HIV/AIDS ”  được tổ chức vào lúc 19 giờ ngày 19/10 tại giáo xứ Hiển Linh, số 19, đường 5, kp2, Linh Trung, Thủ Đức.  Vì tầm quan trọng của kiến  thức này, xin các bạn trẻ mời bạn bè mình cùng tham dự.
  1. Khi gia đình có người thân qua đời, bà con giáo dân vui lòng liên lạc với ban điều hành giáo họ để được giúp đỡ. Ban điều hành giáo họ đã có đầy đủ các vật dụng phục vụ cho tang lễ : sách kinh, cờ tang .v.v.
  1. Cha Sở giáo xứ Tân Dân cám ơn bà con giáo dân  Thủ Đức đã quãng đại giúp đỡ trong việc xây dựng  Thánh Đường. Với số tiền thu được là : một trăm ba mươi ba triệu đồng (133.000.000 đ).
  1. Tin giáo hội :
                                                                                                                 
Cha Sở Giáo Xứ Thủ Đức.

Hôm nay, Chúa Nhật 13.10.2013 Chúa Nhật XXVIII mùa thường niên.
Cơn bão số 10 kéo theo lũ dữ trong những ngày qua đã tàn phá một vùng rộng lớn của miền Trung, từ Thanh Hoá cho đến Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là Quảng Bình thuộc giáo phận Vinh và Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, thuộc Tổng giáo phận Huế. Các phương tiện truyền thông liên tục đưa nhiều tin tức và hình ảnh về cảnh tang thương tại những vùng đất bị thiên tai tàn phá ; nhà cửa chỉ còn là đống đổ nát, vườn tược tan hoang, nhiều gia đình mất trắng nhà cửa, tài sản và đang phải sống cảnh màn trời chiếu đất. Trong tình hiệp thông và liên đới huynh đệ với các nạn nhân thiên tai, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã kêu gọi, mọi người cùng chung tay giúp đỡ bà con trong vùng bị thiên tai  bằng cách : hãy hy sinh giảm bớt chi tiêu, nhất là trong ăn uống và mua sắm, để vào Chúa nhật 27.10.2013, toàn thể giáo phận sẽ quảng đại chia sẻ với đồng bào đang gặp hoạn nạn, không phân biệt tôn giáo, giúp họ có điều kiện xây dựng lại cuộc sống của mình.

Thánh tử đạo Việt nam


Các Thánh TĐVN 
(xếp theo ABC)
 
Anê Lê Thị Thành (Bà Đê)
Anrê Trần An Dũng (Lạc)
Anrê Nguyễn Kim Thông
Anrê Phú Yên
Anrê Trần Văn Trông
Anrê Tường
Antôn Nguyễn Đích
Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm)
Augustine Schoeffer Đông
Augustinoâ Phan Viết Huy
Augustinô Nguyễn Văn Mới
Bênađô Võ Văn Duệ
Clêmentê Ignaxio Delgaho Y
Đaminh Cẩm
Đaminh Đinh Đạt
Đaminh Nguyễn Văn Hạnh
Đaminh Huyên
Đaminh Phạm Trọng Khảm
Ðaminh Nguyễn Ðức Mạo
Ðaminh Hà Trọng Mậu
Ðaminh Nguyên
Đaminh Nhi
Đaminh Ninh
Đaminh Toại
Đaminh Trạch
Ðaminh Vũ Ðình Tước
Đaminh Bùi Văn Úy
Ðaminh Nguyễn Văn Xuyên
Ðaminh Henares Minh
Emmanuel Lê Văn Phụng
Emmanuel Nguyễn Văn Triệu
Giacôbê Ðỗ Mai Năm
Giêrônimô Liêm
Gioan Baotixita Cỏn
Gioan Baotixita Ðinh Văn Thành
Gioan Ðạt
Gioan Ðoàn Trịnh Hoan
Gioan Hương
Gioan Charles Cornay Tân
Gioan Ven
Giuse Ðặng Ðình Viên
Giuse Ðỗ Quang Hiển
Giuse Du
Giuse Fernandez Hiền
Giuse Hoàng Lương Cảnh
Giuse Lê Ðăng Thị
Giuse Maria Diaz Sanjuro An
Giuse Melchior Garcia-Sampedro Xuyên
Giuse Nguyễn Ðình Nghi
Giuse Nguyễn Ðình Uyển
Giuse Nguyễn Duy Khang
Giuse Nguyễn Văn Lựu
Giuse Phạm Trọng Tả
Giuse Trần Văn Tuấn
Giuse Tuân
Giuse Túc
Henricô Gia
Lôrensô Ngôn
Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng
Luca Phạm Viết Thìn
Luca Vũ Bá Loan
Martinô Tạ Đức Thịnh
Martinô Thọ
Matthêu Ðậu
Matthêu Lê Văn Gẫm
Matthêu Nguyễn Văn Phượng
Micae Hồ Ðình Hy
Micae Nguyễn Huy Mỹ
Nicôla Bùi Ðức Thể
Phanxicô Ðỗ Văn Chiểu
Phanxicô Kính
Phanxicô Phan
Phanxicô Tế
Phanxicô Trần Văn Trung
Phanxicô Xaviê Cần
Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu
Phaolô Ðổng
Phaolô Hạnh
Phaolô Lê Bảo Tịnh
Phaolô Lê Văn Lộc
Phaolô Nguyễn Ngân
Phaolô Nguyễn Văn Mỹ
Phaolô Phạm Khắc Khoan
Phaolô Tống Viết Bường
Phêrô Almato Bình
Phêrô Bắc
Phêrô Borie Cao
Phêrô Ða
Phêrô Đinh Văn Dũng
Phêrô Đinh Văn Thuần
Phêrô Ðoàn Công Quý
Phêrô Ðoàn Văn Vân
Phêrô Hoàng Khanh
Phêrô Lê Tùy
Phêrô Nguyễn Bá Tuần
Phêrô Nguyễn Khắc Tự
Phêrô Nguyễn Văn Ðường
Phêrô Nguyễn Văn Hiếu
Phêrô Nguyễn Văn Lựu
Phêrô Nguyễn Văn Tự
Phêrô Trương Văn Thi
Phêrô Võ Ðăng Khoa
Phêrô Vũ Văn Truật
Philipphê Phan Văn Minh
Simon Phan Ðắc Hòa
Stêphanô Nguyễn Văn Vinh
Stêphanô Théodore Cuénot Thể
Tôma Ðinh Viết Dụ
Tôma Khuông
Tôma Nguyễn Văn Ðệ
Tôma Toán
Tôma Trần Văn Thiện
Valentinô Berrio Ochoa Vinh
Vincentê Ðỗ Yến
Vincentê Dương
Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm
Vincentê Phạm Hiếu Liêm
Vincentê Tương 

Nhân Tháng các Đẳng Linh hồn - bàn về Lễ GIỖ

Nhân Tháng các Đẳng Linh hồn - bàn về Lễ GIỖ
----------------------------------------------------------- 



Người Việt Nam chúng ta có một phong tục truyền thống tốt đẹp rất đáng trân trọng, đó là ngày kỵ Giỗ người thân trong gia đình, giòng họ hay xóm làng. Ngày Giỗ là ngày tưởng nhớ người đã khuất, tri ân, cảm tạ. Và hơn tất cả là dịp qui tụ những người còn sống, để ôn lại những kỷ niệm, suy tôn công đức, công trạng của người đã mãn phần. Bài sau đây muốn gói gọn trong ngày Giỗ trong gia tộc.

Thông thường, đối với phong tục Việt Nam, việc Giỗ chạp được tổ chức vào dịp bách nhật – còn gọi là Giỗ trăm ngày; rồi giỗ đầu (sau đúng một năm); giỗ tất hay còn gọi là Giỗ đọan tang (sau 3 năm tròn ). Đó là những ngày giỗ hầu hết mọi gia tộc đều tổ chức, lớn hay nhỏ tùy điều kiện kinh tế. Ngòai ra, cứ mỗi năm, không bắt buộc, cứ vào ngày kỵ, tùy gia tộc, hay nhỏ hơn, từng gia đình có thể tổ chức lễ giỗ gọn nhẹ trong nội bộ.

Ngày Giỗ trong gia tộc, vị đại diện thông báo cho mọi người trong tộc họ về địa điểm, qui mô tổ chức và bàn bạc trao đổi trong thân tộc về việc góp giỗ, qui mô tổ chức. Suy cử người cử hành các lễ nghi hoặc mời các vị Trưởng lão trong họ, vị lãnh đạo tôn giáo chủ lễ. Ngòai các nghi thức về tâm linh còn có nghi thức suy tôn công đức, ôn lại thân thế sự nghiệp của bậc tiền nhân để con cháu, chắt ôn cố, tôn vinh. Sau cùng là phần dự tiệc, con cháu, người thân quây quần bên mâm cỗ. Mâm cỗ long trọng thường được sắp trước bàn thờ gia tiên. Chủ gia thắp hương mời tiên tổ, và dưới sự chứng kiến của vong linh người đã khuất về dự. Sau khi tàn nhang, mọi người cùng nhau xum họp, hàn huyên, thăm hỏi nhau, cùng tâm tình trong tình yêu thương, đòan kết, đùm bọc lẫn nhau. Thể hiện mong ước của các bậc tiên nhân trong giòng họ. Bàn chuyện giúp nhau làm ăn, cải thiện cuộc sống và tiếp tục hẹn nhau ngày giỗ năm tới, lần tới. . .

Đối với người Việt Nam Công Giáo, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được Giáo hội trân trọng và kế thừa. Đạo Hiếu của dân tộc được Hội Thánh Phúc Âm hóa. Mọi người tín hữu phải “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc “ ( Thư Chung 1980 ). Thật vậy, Công đồng chung Vaticanno II đã tuyên bố:”Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của lòai người hoặc trong lễ nghi và văn hóa riêng của các dân tộc, họat động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện tòan, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người “(GH, 17,1 ). 

Chính vì thế ngày Giỗ theo truyền thống của dân tộc Việt Nam không có gì xa lạ với người Công Giáo Việt Nam. Có người chưa hiểu cũng đặt câu hỏi “ Người Công Giáo mà cũng có ngày Giỗ à ?” Có chứ! Đó là ngày kỷ niệm, tưởng nhớ, cầu nguyện cho người thân đã ra đi trước . Người Công Giáo chúng ta tin “Tôi tin xác lòai người ngày sau sống lại, tôi tin một cuộc sống vĩnh cửu “( Kinh Tin Kính ). Đức tin đó giúp chúng ta vẫn nhận ra người thân yêu, dù cách biệt chúng ta trong cuộc sống trần gian, nhưng vẫn ở bên chúng ta trong đời sống tâm linh. Người đã khuất vẫn hiệp thông với người còn sống trong Hội Thánh cùng thông công. Người ra đi trước vẫn cần những lời cầu nguyện, những hy sinh, những gương lành của cộng đồng lữ hành dương thế để họ đón nhận được Lòng Chúa thương xót khi không còn tại thế này. Đổi lại, các Linh hồn, khi đã được hưởng vinh phúc nước Trời sẽ cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa ( ngôn ngữ dân gian quen gọi là phù hộ độ trì cho chúng ta ).

Vậy ngày Giỗ của người Công Giáo Việt Nam được tổ chức ra sao ? Xin ghi nhận và giới thiệu đến bà con mình những nét chính của một ngày Giỗ của người Công Giáo Việt Nam hiện nay .

Trước tiên là việc thông báo, như mọi gia tộc, gia đình, những người trách nhiệm tổ chức bàn bạc, sau khi thống nhất trong gia tộc, gia đình thì báo tin đến họ hàng, thân thích bằng nhắn lời qua nhau. Hiện nay do phương tiện thông tin thuận tiện , nhiều người dùng tin nhắn trên điện thọai. Cũng có người in thiệp báo tin gửi đi trước ngày giỗ ít nhất một tuần. Thư, tin chủ yếu thông báo ngày giờ Lễ Giỗ tại nhà thờ ( nếu có xin lễ ). Giờ đọc kinh Giỗ tại gia ( nếu không mời dự Lễ tại nhà thờ). Giờ dự tiệc giỗ .

Đối với đa số bà con mình thì thường xin lễ cầu nguyện cho người thân tại nhà thờ vào trước một ngày, hay chính ngày, nhưng là lễ sáng sớm hoặc chiều tối, chủ yếu là dòng họ ở gần đến dự, còn ở xa hoặc vì không thuân lợi giờ giấc, thì hiệp thông cầu nguyện. Cũng có gia đình tổ chức cho con cháu, họ hàng vào viếng thân nhân tại nghĩa trang hay nhà Chờ Phục sinh( nhà hài cốt ) của giáo xứ, nơi lưu giữ linh cốt, đọc kinh cầu nguyện. Một số ít gia đình nhân giỗ trăm ngày, Giỗ đầu hay Giỗ tất, có xin lễ riêng,lễ ngòai giờ, thường mời đông đảo bà con, thân hữu đến dự sau đó dự tiệc tại Hội trường, hay nhà hàng . . . Đây là những trường hợp ngọai lệ, không đề cập sâu .

Với những ngày Giỗ tại gia, gia chủ nên mời mọi người đến sớm hơn khi khai tiệc khỏang 30 phút. Thời gian này để mọi người dự kịp ổn định. Gia chủ mời đọc kinh Giỗ khỏang mươi lăm phút, ngắn gọn nhưng đẩy đủ. Chương trình gợi ý như sau :

1/ Khai mạc: Người hướng dẫn nói sơ qua ý nghĩa ngày Giỗ, ôn lại thân thế sự nghiệp người quá cố. Đây là lần Giỗ thứ mấy? nêu Thánh danh Linh hồn ? rồi mời mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện.

2/ Gia chủ thắp nến, thắp hương trước bàn thờ Thiên Chúa. Vị đại diện niệm hương trước di ảnh người đã khuất trên bàn thờ gia tiên, xin Thiên Chúa đón nhận những lời nguyện xin của con cháu cho Linh hồn cầu nguyện hôm nay, nhận được lòng Chúa thương xót.

3/ Kinh Giỗ: - Hát Kinh Chúa Thánh Thần, Kinh ăn năn tội – Lãnh nhận Lời Chúa : Đọc một đọan Phúc Âm - Suy niệm 1-3 phút – Lời nguyện gia đình ( đại diện gia đình đọc lời nguyện )- Đọc” kinh Vực sâu” hay hát bài” Từ vực sâu u tối” . . .- Kinh cám, Trông cậy. Hát : “ Từ chốn luyện hình u tối” hay” Lạy Mẹ xin yên ủi “– Kết thúc.( Tổng cộng thời gian khỏang 15 phút). ( Mời tham khảo cuốn KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH của Linh Mục ĐAN VINH )

4/ Phần Tiệc Giỗ : Gia chủ mời mọi người vào bàn tiệc và nói ít lời tâm tình, đại ý: kính mời các vị tiên nhân cùng hiệp thông, chứng giám cho lòng tưởng nhớ, tri ân của những người còn sống. Mọi người cùng xin Chúa chúc lành cho của ăn, cùng hợp lòng chia sẻ trong thân tình. ( Tránh chè chén say sưa, gây phiền hà cho xóm ngõ ) .

Tổ chức Lễ Giỗ, qua Thánh lễ, qua giờ kinh sốt sắng là điều nên làm, nên khuyến khích. Không chỉ trong các gia đình lớn tam tứ đại đồng đường, nhiều thế hệ chung sống, mà kể cả các Gia đình trẻ hôm nay. Nên luân phiên nhau trong gia tộc tổ chức ( góp giỗ với nhau ) hầu cho con cháu, những thế hệ sau này biết thờ phượng Thiên Chúa, tôn kính tổ tiên, tri ân công đức các bậc tiên nhân trong họ tộc. Điều này đẹp lòng Chúa và đẹp lòng cha mẹ hai bên, cũng là thể hiện niềm tin giữa những người anh chi em trong xóm ngõ, trong nghề nghiệp, bằng hữu về bổn phận hiếu kính tổ tiên của người Công Giáo chúng ta, luôn biết sống theo Lời Chúa dạy. Xóa đi hiểu lầm đáng tiếc lâu nay cho rằng người Công Giáo Việt Nam không nhớ đến Ông Bà tổ tiên. Đó cũng là một cách thức Loan báo Tin Mừng, đề nghị nên áp dụng ngay từ Năm Đức Tin này, nếu chưa tổ chức xứng hợp lâu nay. ( Nguồn: Học hỏi sống đạo)

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Thứ hai- 28/ 10/ 2013


"Suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Người gọi và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ." (Lc 6,12-13)


Vào ngày Sabbat, người ta vẫn thả bò lừa ra và dẫn chúng đi uống nước. Thế mà người ta lại nhân danh ngày Sabbat để ngăn cản Chúa Giesu chữa lành cho một người đã bị bệnh tật xiềng xích suốt 38 năm! Hóa ra con người không bằng con vật sao? Có thứ tôn giáo nào biện minh cho một quan điểm phi nhân như thế? Thật là đau đớn! Với người môn đệ Chúa Giêsu, tình yêu phải là tất cả. Tình yêu phải là động lực thúc đẩy, là ánh sáng soi đường, là chuẩn mực đánh giá mọi hành động. Để đừng bao giờ rơi vào lối sống của một thứ tôn giáo phi nhân.


Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con đón nhận tình yêu và lòng xót thương của Chúa, để chúng con đem tình thương và tha thứ đến với mọi người không cần tính toán. 

Thứ tư- 30/ 10/ 2013

Thứ tư- 30/ 10/ 2013

"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được." (Lc 13,24)


Kết quả cuối cùng là điều quyết định mọi cố gắng. Nhưng cố gắng ở đoạn nước rút thì mới quan trọng để đạt thành công. Cũng vậy, trong cuộc đời làm người Kitô hữu, chúng ta có đầy nhiệt huyết ban đầu, nhưng qua thời gian, có thể nhiệt tình mất dần, công việc làm ăn chiếm hết thời gian đến với Chúa. Từ đó, bao nhiêu hăng hái ban đầu được thay bằng những bê trễ, biếng lười việc đạo đức. Khi tỉnh ngộ thì đã muộn vì trở tay không kịp vào ngày đứng trước nhan Thiên Chúa. Lời Chúa báo động cho chúng ta hàng ngày, đừng mê ngủ trong những đam mê tội lỗi lôi chúng ta xa dần Thiên Chúa.


Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tỉnh thức để dù Chúa đến bất cứ lúc nào, chúng con cũng sẵn sàng đón Chúa.

Thứ ba- 29/ 10/ 2013


 "Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được." (Lc 13,19)


Nước Trời là một thực tại cao cả vượt xa trí hiểu của loài người. Vì thế, khi giảng dạy về Nước Trời, Chúa Giêsu đã vận dụng những hình ảnh cụ thể. Nước Trời được ví  như hạt cải, tuy bé nhỏ nhưng rất mạnh mẽ, nó có thể nâng cả tảng đá to hơn nó gấp trăm lần để vươn lên nẩy mầm. Nước Trời không thể thấy bằng mắt thường, nhưng nhờ đức tin, người Kitô hữu có thể nhận ra sức sống của Nước Trời đang lớn lên mạnh mẽ giữa lòng đời.


Lạy Chúa, xin cho chúng con có một niềm tin để thấy Nước Chúa, để chúng con góp phần vào việc mở mang Nước Chúa tích cực hơn.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

THÔNG TIN GIÁO XỨ- CN XXX THƯỜNG NIÊN

THÔNG TIN GIÁO XỨ
( Tuần lễ Chúa Nhật 27.10.2013 –03.11.2013)

I. Lịch phụng vụ trong tuần:
Hôm nay, Chúa Nhật 27.10.2013 CN XXX mùa thường niên.
Thứ 2 : Thánh Simon và Thánh Giuda tông đồ (lễ kính)
Thứ 6 : Lễ các Thánh Nam Nữ (lễ trọng)
Thứ 7 : Cầu cho các tín hữu đã qua đời (Lễ Các Đẳng- Lễ trọng)
Chúa Nhật : 03.11.2013; Chúa Nhật thứ XXXI mùa thường niên.
II. Tin Giáo Xứ 
1. Trong tình hiệp thông và liên đới huynh đệ với các nạn nhân thiên tai, Đức Hồng Y đã kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ bà con trong vùng bị thiên tai bằng cách : hãy hy sinh giảm bớt chi tiêu, nhất là trong ăn uống và mua sắm. Hôm nay giáo xứ sẽ quyên góp để giúp cho bà con trong vùng bị thiên tai nhằm giúp họ có điều kiện xây dựng lại cuộc sống. Sẽ có các bà cầm giỏ tại các lối vào xin ông bà anh chị em rộng tay đóng góp.
2. Xin cám ơn bà con đã rộng tay đóng góp cho quỹ truyền giáo của giáo hội, số tiền thu được là : 45.000.000đ (bốn mươi lăm triệu đồng).
3. Xin mời quý ông bà anh chị em đừng quên tham dự Thánh Lễ vào thứ sáu và thứ bảy tuần này.
• Lễ các Thánh Nam Nữ (thứ 6): lễ sáng 5 giờ ; lễ chiều 2 lễ : 17 giờ 30’ và 19 giờ.
• Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (thứ 7) : lễ sáng 2 lễ : 5 giờ và tại nhà chờ phục sinh lúc 6 giờ ; lễ chiều 2 lễ : 17 giờ 30’ và tại nhà chờ phục sinh lúc 19 giờ.
4. Tuần này có nhóm sinh viên công giáo trường Sư Phạm Kỷ thuật đến bán lịch để gây quỷ từ thiện, xin ông bà anh chị em ủng hộ.
III. Tin giáo hội :
Hội nghị lần thứ nhất về Tân Phúc-Âm-hoá của Giáo hội Philippines với chủ đề “Thiên Chúa Đổi Mới Mọi Sự” (x. Kh 21,5) tổ chức tại đại học Santo Tomas, Manila, từ ngày 16–18/10/2013 vừa qua, được xem là nguồn hứng khởi mãnh liệt để loan báo Tin Mừng tại lục địa Á Châu. Hội nghị quy tụ hơn 6.000 tham dự viên đến từ nhiều nơi thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt, còn có sự hiện diện của những anh chị em nghèo, khuyết tật, câm điếc cũng như anh chị em thuộc các tôn giáo bạn … đã làm phong phú và tròn đầy khuôn mặt Hội Thánh tại Á châu. Trong thánh lễ bế mạc mọi người đã được nghe sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngài nói: “Hãy làm cho thế giới chính trị, kinh doanh, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật và truyền thông xã hội được biết Chúa Giêsu và xin Chúa Thánh Linh đổi mới mọi thụ tạo và mang công lý, hòa bình đến với các lục địa Châu Á bao la này. Đồng thời ngài cũng kêu gọi mọi người: “Đừng bao giờ mệt mỏi đem lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho người nghèo, bệnh nhân, những người bị bỏ rơi, những người trẻ cũng như các gia đình”.
Hội nghị đã thực sự khơi dậy sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Á châu.

Cha Sở Giáo Xứ Thủ Đức.

THÔNG TIN GIÁO XỨ- CN XXIX THƯỜNG NIÊN


( Tuần lễ Chúa Nhật 20.10.2013 –27.10.2013)

. Lịch phụng vụ trong tuần:

Hôm nay, Chúa Nhật 20.10.2013 CN XXIX mùa thường niên, Chúa Nhật Truyền Giáo.

Chúa Nhật : 27.10.2013; Chúa Nhật thứ XXX thường niên.

. Tin Giáo Xứ

1. Sáng thứ bảy 19/10/2013 tại nhà thờ chính tòa Sài Gòn cử hành Thánh Lễ bế mạc năm Đức Tin vào lúc 8 giờ 30’. Trong Thánh Lễ cộng đoàn mừng kỷ niệm 10 năm hồng y của Đức Hồng Y Gioan Baotixita. Đồng thời Đức Hồng Y cũng giới thiệu Đức tân Tổng Giám Mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc với cộng đoàn dân Chúa. Xin anh chị em hiệp ý tạ ơn và nguyện cầu.
2. Hôm nay, Chúa Nhật 20/10 Chúa Nhật Truyền Giáo, theo thông báo của tòa giám mục, giáo xứ sẽ quyên tiền cho việc truyền giáo của giáo hội. Số tiền này sẽ được chuyển về tòa giám mục. Sẽ có các bà cầm giỏ ở các lối vào, Tôi tin chắc ông bà anh chị em sẽ rộng tay đóng góp cho công việc truyền giáo vì đây là lệnh truyền của Chúa và là nghĩa vụ của người Kitô hữu.
. Tin giáo hội :
1. Hội đồng giám mục Việt Nam đã họp đại hội lần thứ XII từ chiều thứ hai 07/10/2013 đến trưa thứ sáu 11/10/2013, tại TTMV tổng giáo phận TP.HCM. Đại hội đã bầu ra ban thường vụ và chủ tịch các ủy ban trực thuộc hội đồng giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013- 2016. Ban thường vụ gồm có :
Chủ tịch : Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc.
Phó chủ tịch : Đức TGM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
Tổng thư ký : Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt.
Phó tổng thư ký : Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Hội đồng giám mục đã ra thư chung gửi cộng đoàn dân Chúa. ( thư chung có dán ở bảng thông tin giáo xứ và sẽ được chia làm nhiều phần để thông báo đến bà con giáo dân trước Thánh Lễ ngày Chúa nhật).
2. Ngày 04/10/2013, chắc hẳn đó là ngày hạnh phúc khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đế thăm Assisi, quê hương của vị Thánh mà Ngài đã chọn làm tước hiệu để cho thấy đường lối và sứ vụ của mình : Giáo Hội sống cuộc sống khó nghèo và phục vụ cho người nghèo theo gương Chúa Giêsu. Nhưng cũng trong ngày đó, tin tức cho biết khoảng 300 người di dân trốn chạy đói nghèo và chiến tranh tại Châu Phi đã bị thiệt mạng khi chiếc thuyền chở họ quá tại bị chìm ngoài khơi đảo Lampedusa, là cảng đầu tiên để vào Châu Âu. Thay vì vui mừng cho ngày hạnh phúc này, Ngài đã thốt lên : “ hôm nay là một ngày để than khóc”. Như thế nỗi khổ đau của bất cứ ai trên thế giới cũng là nỗi khổ đau của giáo hội chúng ta và Chúa Giêsu như lên tiếng mời gọi giáo hội “ hãy làm công việc của Chúa”: đó là phục vụ cho người nghèo khổ.
Cha Sở Giáo Xứ Thủ Đức.

Mỗi bài đăng: 100 từ

THÔNG BÁO
V/v Đăng bài trên new.titocovn.net
Trước hết, xin khen ngợi những thành viên đã tích cực thể hiện sứ mạng truyền thông của mình trên new.titoco. Càng đăng nhiều bài đúng tiêu chuẩn lên new.titoco, ta càng đóng góp nhiều cho sự hiệp thông và mang lại nhiều lợi ích cho tha nhân.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: dung lượng của server có hạn, mà số trang web trên new.titoco thì quá nhiều. Nếu không có những tính toán khôn ngoan hợp lý thì trang new.titoco sẽ bị sụp rất nhanh chóng.Vì thế, chủ yếu chúng ta chỉ đưa đường link lên new.titoco thôi. Tất cả các nội dung: chúng ta đều lưu trữ trên những blogspot, rồi lấy đường link của những bài từ blogspot này đăng lên trên new.titoco. Ai muốn đọc đầy đủ nội dung thì đều có thể tìm đọc được từ những đường link này.
Kể từ ngày 28-10-2013, sẽ có những thay đổi sau đây:
- Những danh mục nằm ở cột bên phải trang chủ chỉ có thể chứa được tối đa 20 bài thôi. Khi post thêm nhiều hơn 20 bài, thì những bài cũ hơn sẽ tự động biến mất, chỉ còn lại 20 bài mới nhất. Vì thế cần phải lưu trữ tất cả những bài này trên những blogspot nhất định trước khi đưa đường link của chúng lên new.titoco. Khi những bài này biến khỏi new.titoco, thì chúng vẫn còn ở lại trên những blogspot của chúng ta.
- Mỗi bài viết trên blogspot thì dài bao nhiêu cũng được, nhưng khi đăng bài này lên cột phải của new.titoco thì chỉ xuất hiện được tối đa 100 chữ thôi - tức là khoảng 400 ký tự, nhiều hơn twitter 260 ký tự (twitter chỉ cho phép 140 ký tự). Do đó, chúng ta chỉ viết một đôi dòng ngắn gọn tóm tắt nội dung, và thêm một tấm hình nhỏ vào (nếu cần), rồi đưa đường link vào bài này trên blospot (hay trên một wesite, hoặc gắn attachment). Nhờ đường link hay attachment, người ta có thể đọc được toàn thể nội dung.
- Tựa đề của mỗi bài bên cột trái: không dài quá 1 dòng.
- Tựa đề của mỗi bài bên cột phải: không dài quá 2 dòng (tốt nhất là chỉ 1 dòng).
- Chiều dài của phần giữa trang chủ sẽ bằng chiều dài của các cột hai bên. Nếu đưa nội dung nhiều hơn thì phần dư ở dưới sẽ tự động biến mất.
Mong các thành viên điều chỉnh lại các trang của mình trên new.titoco trước ngày 28-10-2013. Đừng để những bài đúng tiêu chuẩn của mình bị biến mất (tất nhiên là cần phải delete những bài không đúng tiêu chuẩn).
Tất cả những tính toán này đều nhằm bảo đảm cho new.titoco vừa sống lâu, vừa đáp ứng nhu cầu thể hiện tối đa sứ mạng truyền thông Tin Mừng của chúng ta.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.BBT new.titoco

CA TRƯỞNG HAY ĐOÀN TRƯỞNG?

Khoảng thế kỷ VI đời nhà Lý, Lý Nam Đế, có một thủy đội quân thuộc binh chủng hải quân lúc bấy giờ, để đối phó với giặc ngoại xâm đi trên những chiến thuyền lớn xâm phạm lãnh thổ nước ta, vị chỉ huy thủy đội quân nảy ra chiến thuật tác chiến nhỏ lẻ, tựa chiến thuật “Tiqui-Taca” trong môn bóng đá hiện đại chuyên dùng những miếng nhỏ lẻ thêu hoa dệt gấm rất hiệu quả; chiến thuật này chia thủy đội quân ra từng nhóm 2 người, mỗi nhóm đi trên một chiếc xuồng (thuyền) độc mộc (xuồng nhỏ nhất chế tác từ duy 1 thân cây gỗ nhẹ, móc hết ruột) vừa nhỏ vừa ngắn gọn có khả năng xoay chuyển cực kỳ linh hoạt; trên xuồng, người thứ nhất đóng vai chính, phải là người to khỏe vàcó tài “thập bát ban võ nghệ”, ngồi đằng mũi, chuyên tác chiến bằng đao,thương, có khi là lao, hoặc cung tên… người thứ hai đóng vai phụ ngồi đằng lái chuyên đọc nhanh đoán đúng ý đồ của người thứ nhất để điều khiển xuồng tácchiến thật hiệu quả; hai quân binh trên một chiếc xuồng độc mộc hợp đồng tácchiến rất nhuần nhị ăn ý. Với chiến thuật nhỏ lẻ ấy, các chiến thuyền lớn của địch như những con ong bầu kềnh càng xê qua xích lại để rồi trong phút chốc bị vây chặt như con ong bầu bị đàn “kiến lửa” vây kín tứ phía đến không sao làm gì được… Vậy rồi, chỉ một loáng, quân ta đã tràn lên và làm chủ hết các chiến thuyền…  

Đọc mẫu chuyện trên, ta thấy nổi bật 2 vấn đề:
Vấn đề thứ nhất: Trong lãnh vực quân sự có những việc chỉ cần duy nhất một bộ phận như chiến đấu trên bộ; có những việc cần đến 2 bộ phận như chiến đấu dưới nước... Trong các lãnh vực khác cũng vậy, nhưng quan trọng hơnl à biết tùy cơ ứng biến giống như vị chỉ huy thủy đội quân kia thông minh và đại tài trong phép điều binh khiển tướng, để có một kết cục tốt đẹp mỹ mãn.
Vấn đề thứ hai: Nhưng ở bất kỳ công việc nào, khi đã dùngđến 2 bộ phận, thì phải biết bộ phận nào giữ vai chính: tiến hành công việc, bộphận nào giữ vai phụ: hỗ trợ cho vai chính. Không thể để cả 2 đều vai chính,không thể để mập mờ thiếu phân định, càng không thể phân định nhầm vai lộn việc.Cả 3 trường hợp ấy đều sai lầm đưa đến nhiều hậu quả tai hại. Vậy phải biết phân vai chính, phụ và phân vai chính phụ đúng người đúng việc.

Việc gì chỉ cần một, việc gì cần đến hai bộ phận?
Nhận định việc gì cần một và việc gì cần hai bộ phận rất dễ. Cứ đọc lại câu chuyện trên, ta rút ra ngay nhận định:
-    Công việc đơn: tức công việc mà một người hay một bộ phận có khả năng quán xuyến và làm chủ toàn bộ quy trình lẫn làm chủ mọi phương tiện, ví dụ lính đánh bộ, thầy thuốc, biểu diễn nghệ thuật như cầm thủ, ca sĩ, ca đoàn, nghệ sĩ múa, họa sĩ…
-    Công việc kép: tức công việc một ngườihay một bộ phận không có khả năng làm chủ toàn bộ quy trình lẫn làm chủ mọi phương tiện, nhưng bắt buộc phải có người hay bộ phận hỗ trợ (cùng làm một côngviệc, không phải một chủ thể và một đối tượng) ví dụ lính thủy (người tác chiếnphải có người lo phương tiện di chuyển), vẽ chân dung truyền thần (họa sĩ phảicó người mẫu), sinh sản (giống cái phải có giống đực), báo chí (nhà báo phải cónhà in), hôn nhân (phải có phu thê), cày bừa (nông dân phải có con trâu con bò hay máy cày)…   
Đừng lầm công việc kép tự bản chất với công việc kép do người tổ chức muốn làm cho ra kép, vì thời nay, từ khi có lý thuyết “Quản lýtheo khoa học” (còn được gọi là chủ nghĩa Taylor do Frederick Taylor 1856-1915 sáng lập: Taylorisme) người ta chia nhỏ mọi công việc ra cho nhiều bộ phận phụ trách thày dây chuyền sản xuất để chuyên môn hóa, để tạo hiệu quả cao kết thúc nhanh, để cạnh tranh nhau, để tạo độ tinh xảo cao nhất hay để tạo nhiều việclàm (job) trong xã hội…

Phân vaichính, phụ để làm gì?
Khi công việc kép tự bản chất, nó sẽ biết phân ai vai chính ai vai phụ, ví dụ lính thủy thì người chèo xuồng đóng vai phụ, vẽ chân dung truyền thần thì người mẫu đóng vai phụ, sinh sản con cái thì giống đực đóng phụ (xét theo hành động), hôn nhân thì ở việc này vợ phụ, ở việc khác chồng phụ, cày bừa thì con trâu con bò hay máy cày đóng phụ v.v… Khi công việc kép do người tổ chức bày ra nhiều công đoạn thì sự phân định vai chính, vai phụ càng dễ hơn. 

Phân chính, phụ như thế nào mới đúng?
Những ai nắm vai trò quyết định nhiều hơn người đó là vai chính; những ai nắm vai trò quyết định ít hơn hoặc chỉ nắm vai trò hỗ trợ, phương tiện… người đó là vai phụ.
Theo quan niệm trên, ta bước vào lãnh vực ca hát trongnhà thờ, ở đó có một bộ phận gọi là ca đoàn. Ca đoàn là nhóm ca viên (ca viên là những người giỏi ca hát hơn người khác) đàn hát khi cử hành phụng vụ . Ca đoàn do một ca trưởng (người chỉ huy có đức, có tài, có khiếu, lại được đào luyện kỹ lưỡng để trở thành người có trình độ chuyên môn về thánh nhạc và phụng vụ, có tài lãnh đạo, có nhân cách xứng hợp) điều khiển. Công việc của ca trưởng là công việc đơn, tức công việc chuyên môn (những việc đơn dể đi đến chuyên môn,ví dụ bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sĩ…). Bằng chứng xưa nay rất nhiều ca đoàn trong toàn quốc Việt Nam chỉ do “một” ca trưởng là đủ.Toàn quốc có hơn 3.200 giáo xứ (không kể giáo họ, họ lẻ… chưa có linh mục), mỗi giáo xứ có từ 1 hoặc 2 thậm chí có giáo xứ có đến 7 hoặc 8 ca đoàn thì có bằng ấy ca trưởng… bình quân mà nói thì mỗi giáo xứ có 2 ca trưởng, vị chi cả nước sẽ có không dưới 6.000 ca trưởng đang hoạt động tại các nhà thờ giáo xứ (khôngtính các nhà nguyện tu viện, trung tâm…); trong những lần NGÀY CA TRƯỞNG ( lễthánh nữ Cêcilia 22 tháng 11) diễn ra tại nhà thờ Tân Sa Châu, người ta mời các ca trưởng trong cả nước, không ai nhắc đến đoàn trưởng bao giờ, bởi vì chức danh đoàn trưởng không phổ biến. Trong cơ cấu tổ chức Hội thánh Công giáo, chức danh ca trưởng còn lu mờ huống hồ chức danh đoàn trưởng… vì thực sự chức danh đoàn trưởng tự nó không nghe ra mối dây liên hệ gì đến âm nhạc, cụ thể là công việc ca hát, lại ca hát trong phụng vụ, một công việc khá chuyên môn. Nói tóm,việc điều khiển ca đoàn chỉ duy ca trưởng là đủ, vì đó là công việc đơn, người làm công việc đơn này không do bầu bán, mà phải do tài năng và được huấn luyện lâu dài quyết định nên. Như vậy ngoài chức danh ca trưởng, trong ca đoàn còn lại là ca viên, hoàn toàn không có chức danh nào khác như đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký, thủ quỹ v.v…
Nói như vậy không có ý phủ nhận, bài bác và cho rằng không thể hoặc không nên đặt ra chức danh đoàn trưởng, nhưng chỉ để phân định vai chính, vai phụ trong việc điều hành một ca đoàn, vì như đã nói, ngày nay người ta chia nhỏ một công việc đơn thành công việc kép hay thành nhiều công việc kép, ví dụ những ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước đặt thêm nhiều công việc khác như ông bầu, nhà quản lý, nhà tạo mẫu… để việc ca hát thêm thuận lợi.
Do đó nhiều ca đoàn đã lập ra chức danh đoàn trưởng và cókhi đặt ra cả một ban gọi là ban Điều hành gồm có đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký, thủ quỹ… Không cần nói đâu xa, chính ca đoàn Thánh Thi, một ca đoàn “phi giáo xứ” do nhạc sĩ NK và linh mục nhạc sĩ Ân Đức đứng ra thành lập chuyên hátThánh ca Phụng vụ, ngoài 2 ca trưởng (một ca trưởng ca đoàn và một ca trưởng cộng đoàn) còn có Ban Điều hành gồm đoàn trưởng, đoàn phó và thư ký do nhu cầu bắtbuộc, nhu cầu đó: 1/ Do biên chế ca đoàn rất đặc biệt gồm 4 soloists, 3 duets,3 ca viên thường và 3 nhạc công. 2/ Các thành viên ở cách nhau rất xa về phươngdiện địa lý. 3/ Vài ba tháng hát một lần, mỗi lần hát được tổ chức công phu và tỉ mỉ với một lượng khách mời đích danh. 5/ Hát có thu hình và phổ biến lên các trang mạng… Do đó, cần có ban Điều hành để gánh nhiều công việc lớn nhỏ… và không vì nhu cầu mà ban Điều hành lấn sân, trái lại vị đoàn trưởng thật sáng suốt và nhạy bén, biết mình phải làm gì và chỉ làm gì… khiến mọi người mọi việc đâu vào đó cách minh bạch, khéo léo và hợp lý đến 2 ca trưởng đều rất hài lòng.Suy ra các ca đoàn thành lập thêm ban Điều hành với chức vụ đoàn trưởng có thể vì những lý do sau:
-    Cần có đoàn trưởng để giúp ca trưởng vềmặt tổ chức nhân sự, tổ chức sinh hoạt, tổ chức hình thức, tổ chức giao tế… đứnghẳn bên ngoài việc ca hát.
-    Cần có đoàn trưởng để giúp ca trưởng rảnhtay để lo những phần vụ chuyên môn.
-    Cần có đoàn trưởng để giúp ca trưởng khi ca trưởng không có điều kiện gần gũi với ca đoàn (do lớn tuổi, do hoàn cảnhkhó khắn, do bận nhiều việc riêng tư, do bận lo nhiều ca đoàn một lúc v.v…).
-    V.v…
Tới đây ai cũng có thể phân định vai chính vai phụ giữa ca trưởng và đoàn trưởng, đại khái như sau:
- Ca trưởng đóng vai chính: Vì mục đích, bản chất và hoạtđộng của ca đoàn là ca hát trong phụng vụ.
- Đoàn trưởng cùng với ban Điều hành đóng vai phụ: Vì để làm tròn trách nhiệm trên, ca đoàn phải được tổ chức cho quy củ và cảm thấy cần thì có thêm nếp sinh hoạt riêng để được khích lệ... miễn là ca trưởng thấy cần và đồng ý có thêm đoàn trưởng và ban Điều hành.
Vì đoàn trưởng và ban Điều hành chỉ là bộ phận hỗ trợ,hoàn toàn không sinh ra do bản chất, cho nên cần đứng đúng vị trí, làm đúng vai trò và hoạt động đúng  khuôn viên công việc hỗ trợ mà không gây xáo trộn, lấn quyền ca trưởng, vượt giới hạn cho phép. Khi không còn giúp ích cho ca trưởng, phải tự động giải tán kẻo sinh ra ca đoàn nặng chịch một cơ chế quan liêu gây phiền hà cho cả ca trưởng và làm rối tinh lên mọi việc chính yếu là ca hát với cộng đoàn.

Người viết từng là nạn nhân.
Câu chuyện dưới đây là thật 100%, nhưng xin kể ít đi, giảm nhẹ đi, giấu tên nhân vật và giữ sự hòa hoãn trong yêu thương.
Người viết lập một dàn nhạcbán giao hưởng Công giáo (semi-classic) vào thập niên 1980 và tự làm nhạc trưởng lẫn sáng tác và phối khí không cần thêm ai giúp đỡ, lý do: khó tìm được người vừa có trình độ chuyên môn vừa có chung một chí hướng. Dàn nhạc “sống tốt”;cho dù chỉ có hơn 20 nhạc công và cho dù biên chế bán giao hưởng là khoáng đạt,nhưng tất cả đều nằm trong biên chế mô phỏng dàn nhạc classic rõ rệt, lại trung bình mỗi tuần tập 1 lần, mỗi lần tập đều có tác phẩm mới.
Bỗng có linh mục Y. mời dàn nhạc về “thường trú” tại cơ sở của ngài kèm theo lời đề nghị cho ông cụ thân sinh của ngài là cụ X. được vào dàn nhạc để “an ủi tuổi già” vì ông cụ rất mê nhạc; vì cụ X. không biết chơi bất kỳ nhạc cụ nào nên cụ tự nhận mình là cha đỡ đầu của dàn nhạc. Đúng là cần một người đỡ đầu, vì dàn nhạc nào cũng cần tài chính ngang với cần tác phẩm mới.
Tuy nhiên sự sai lầm củangười viết bắt đầu từ chỗ đó; bắt đầu từ hôm ấy người viết phải lãnh chịu quá nhiều hậu quả xấu. Những hậu quả xấu ấu hoàn toàn co cụ X. ngày càng đi xa,vượt khỏi vai phụ để bước lên vai chính, khuynh đảo cả dàn nhạc và đè bẹp và bóp nát nhạc trưởng bằng rất nhiều động thái không thể kể hết, chi xin lược qua vài việc:
- Cụ X. tự động lập ra ban Điều hành –gồm những người ngoài- để điều khiển, kiểm soát nhạc trưởng.
-    CụX. tự tuyển thêm nhạc trưởng và nhạc công vào dàn nhạc không theo tiêu chuẩn nghệ thuật cũng không cần ý kiến của nhạc trưởng.
-    CụX. sửa đổi đường hướng, tôn chỉ và rắp ranh đổi tên dàn nhạc.
-    CụX. lấy danh nghĩa “ông cố” tự đi “tiếp thị-xin đám” cho dàn nhạc biểu diễn gây phiền hà.
-    CụX. tự in ấn và tặng bừa bãi mọi ấn phẩm thô thiển, mọi danh thiếp, áp-phích…lấy danh dàn nhạc.
-    CụX. mua chuộc hết mọi thành viên trong dàn nhạc và cuối cùng, người viết phải ngậm ngùi ra khỏi dàn nhạc bằng một đòn thế rất hiểm độc.

Kết luận:

Có thể đang có nhiều ca đoàn đang bị “mệt” và ca trưởng đang bị “mỏi” vì ban Điều hành, vậy nên:
¬ Nếu không thật cần thiết và nếu không vì ý muốn khó cưỡng của cha sở, đừng lập ban Điều hành.
¬ Nếu đã có ban Điều hành thì ban Điềuhành nên đóng vai phụ: hỗ trợ ca trưởng và ca đoàn, vì bản chất ca đoàn là hát phụng vụ, không phải là hội đoàn, đoàn thể, giới… hoặc ca đoàn được thành lập không vì mục đích sinh hoạt giới trẻ…
¬ Ca trưởng phải là người có tiếng nói trên và cuối cùng vì bản chất và nhu cầu của ca đoàn cần như vậy.
Nguyên Nguyên  

Bạn có mong muốn đi trọn vẹn con đường Giêsu không ?

Maria H.Nguyên : Bạn có mong muốn đi trọn vẹn con đường Giêsu không ?

BÀI SUY TƯ
CÂU HỎI: Bạn có mong muốn đi trọn vẹn con đường Giê Su không? Nếu muốn bạn cần điều kiện gì?
 Là một người Kito giáo, người con của Thiên Chúa, bản thân con luôn mong ước mình sẽ đi trọn con đường Giê Su.
 Khi còn nhỏ, trong tư tưởng của con, đi theo con đường của Ngài thật dễ dàng. Chỉ cần nghe theo lời cha mẹ đi lễ Chúa Nhật, ngoan ngoãn vâng lời, sống yêu thương, vui vẽ với mọi người thì đã là đi trên con đường của Ngài. Mà đúng là như vậy thật, khi còn nhỏ, bản thân mỗi con người đều thuần khiết, dễ uốn nắn, dễ tuân phục và chấp nhận. Lớn lên một chút, bản tính nổi loạn, không thích bị gò ép, mong muốn tự do, con dường như quên hết hay cố ý quên hết những ngày Chúa nhật, ngày của Chúa. Thay vì đi lễ con lại sa đà vào những lần tụ họp đi chơi, cà phê với bạn bè…Trong tâm tưởng con lúc này, việc suy nghĩ: tại sao lại mất thời gian đi lễ thay vì thời gian ngồi tám với bạn bè lâu ngày mới gặp? luôn hiện hữu và chống chế cho việc bỏ lễ. Giữ một điều răn của Ngài đã khó, những điều răn khác Chúa dạy dường như càng khó hơn. Lúc này, con xem bản thân con là quan trọng nhất, mọi điều sẽ tốt đẹp khi bản thân con thấy vui, thấy tốt. Quãng thời gian này, có lẽ mặc dù định hướng trong đầu con vẫn theo con đường của Ngài nhưng con biết chân con đang bước sai đường.
     Đến khi bản thân chững lại một chút, cảm thấy cuộc sống thật xô bồ, cảm thấy những lần tụ họp thật ồn ào và vô vị, con lại tìm đến Chúa. Dù không “đạo đức” đến mức ngày nào cũng đi lễ nhưng con cảm thấy bình yên mỗi ngày Chúa nhật bên Ngài. Mặc dù, vẫn có lúc lơ đãng trong Thánh lễ, vẫn có lúc lo ra, vẫn nhiều khi chạy theo dòng suy nghĩ của cuộc sống nhưng hầu như con vẫn đều đặn ở nhà Ngài mỗi ngày Chúa nhật, cảm thấy bình yên và hi vọng nơi đó. Trở lại con đường của Ngài một cách toàn tâm toàn ý, con biết mình phải đấu tranh với bản thân rất nhiều nếu muốn bước đi vững vàng trên con đường ấy. Sẽ rất khó khăn, sẽ rất hi sinh nhưng con tin rằng điều mình nhận lại khi bước trên con đường này sẽ thật xứng đáng.
 Đối với bản thân con, điều kiện để có thể đi trên con đường Giê Su trọn vẹn là từ bỏ bản thân, những ham muốn tầm thường, sống đức tin, mến Chúa yêu người. Mặc dù là nhận định như vậy nhưng bản thân con vẫn cảm thấy yếu đuối, mong Chúa soi sáng và ban sức mạnh để con có thể vững vàng trên con đường Ngài. Amen
                  Maria H.Nguyên
Lớp giáo lý hôn nhân k2/2013

Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Ở Việt Nam


by STEPHEN on OCTOBER 7, 2009 · 0 COMMENTS
NGƯỜI TÂY PHƯƠNG ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT VIỆT NAM
Âu và Á châu cùng ở trên cựu lục địa, từ đời thượng cổ đã giao thông với nhau, việc giao thông đó không phải thường có luôn. Sử Tàu chép: năm 166 (sau Thiên Chúa giáng sinh) đã có những lái buôn La Mã, mà người Tàu gọi là sứ thần, đến triều đình Trung Quốc sau khi qua nước ta. Đến năm 226, trong đời Tam quốc, lại có một lái buôn La Mã đến thủ đô quận Giao chỉ, viên thái thú quận đó cho thủ hạ đưa người này đến kinh đô nước Ngô vì lúc đó đất Giao chỉ thuộc về Đông Ngô cai trị.
Ở thế kỷ thứ 7, mấy người theo đạo Giatô về phái Cảnh giáo (Nestoriens) đã sang Tàu. Người thứ nhất mà người Tàu gọi là Olopen từ Ba Tư sang Tàu, nhưng chắc hẳn những người về phái Cản giáo đó không đi qua nước Đại Cồ Việt và kinh đô Hoa Lư của vua Đinh và vua Lê Hoàn.
Đến thế kỷ 13, vì quân Mông Cổ sang xâm lược Âu châu, đến tận miền Trung Âu, nên Đức Giáo Hoàng(1) mới phái người sang Tàu để điều đình với các vua Mông Cổ (2). Năm 1271, hai người trong họ Polo ở thành Venise là Nicolo và Mattéo đã sang Trung Quốc đến tận kinh đô của nguyên Thế Tổ tức Hốt Tất Liệt. Lại đến năm 1275, Marco Polo3 là con Nicolo cùng cha và chú lại do đường bộ qua miền Cận Đông và Trung Á, cao nguyên Parmir sang nước Tàu đến kinh đô của Hốt Tất Liệt hồi đó là Cambaluc ở gần Bắc Kinh. Marco Polo rất được Nguyên chúa tin dùng, giao cho nhiều công việc trọng đại. Khi thì Marco Polo ở trong triều giúp các việc chính trị và hành chính, khi thì được vua phái đi sứ ở các miền Hoa trung, Hoa nam cùng Vân Nam và các nước lân cận Trung Hoa như Chiêm Thành, Ba Tư, có khi lại được cử làm tổng trấn một tỉnh lớn. Chắc hẳn trong khi từ Vân Nam sang Chiêm Thành, viên “sứ thần Mông Cổ”, Marco Polo, có đi qua nước Việt Nam vì trong cuốn “Thế giới kỳ quan” (Les Merveilles du monde) Marco Polo cũng có nói qua xứ Bắc Kỳ. Sau 17 năm ở Tàu, ba người trong họ Polo mới có dịp về Âu Châu. Năm 1291, Nguyên Thế Tổ sai ba người này đi đường bể đưa một công chúa Mông Cổ sang Ba Tư để gả cho vua Mông Cổ ở xứ Ba Tư là Arghoun vừa mới góa vợ. Marco Polo từ giã Nguyên chúa và mang theo thư của ngài gửi cho Đức Giáo Hoàng và vua các nước Pháp, Anh cùng Castille rồi xuống tàu qua bể Trung Quốc, Ấn Độ dương đến Ormuz (Ba Tư). Marco Polo chắc hẳn có ghé lại kinh đô Đồ Bàn của người Chàm và vì ngược gió nên phải dừng ở bờ bể Sumatra trong năm tháng. Khi Marco Polo đưa công chúa Mông Cổ đến nơi thì vua Ba Tư đã chết, người con vừa lên nối ngôi lại thay cha lấy công chúa. Ba người trong họ Polo từ Ba Tư đi đường bộ Tanris, Azerbeidjan và Trébizonde đến Constantinople và năm 1295 mới về đến Venise.4
Đến thế kỷ 15, ông Kha Luân Bố (Christophe Colomb) mới dùng địa bàn chỉ nam5 định đi qua Đại Tây Dương để tìm đường thuỷ sang Ấn Độ, nhưng lại tìm thấy A-mỵ-lợi-gia (Amérique) tức Tân Thế giới 6. Năm 1497, người Bồ Đào Nha (Portugal) là ông Vasco de Gama đi vòng qua Hải Vọng giác (Cap Bonne Esperance) ở phía nam Phi châu sang Ấn Độ Dương vào đất Ấn Độ. Năm 1521, lại có người Tây Ban Nha (Espagne) là Magellan đi qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến quần đảo Phi luật tân. Chính nhà thám hiểm này đã đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên và tìm ra eo biển Magellan ở phía Nam Mỹ châu, nhưng sau ông bị giết ở Phi luật tân.
Từ đó về sau người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha và người Hà Lan mới tranh nhau sang Á Đông lấy đất thuộc địa và mở cửa hàng buôn bán ở nhiều nơi. Năm quý hợi (1563) về đời Gia Tĩnh nhà Minh, người Bồ Đào Nha đến đất Áo Môn (Macao) ở bờ bể nước Tàu. Năm mậu thìn (1568), người Tây Ban Nha sang chiếm quần đảo Phi luật tân. Năm 1596, người Hà Lan lấy đất Chà-và (Java) làm thuộc địa. Về sau dần dần người Bồ Đào Nha, người Anh-cát-lợi và người Pháp-lan-tây mới đến Ấn Độ.
Ngay từ thế kỷ 15, 16, người Âu châu đã biết bờ bể của nước ta, nhưng mãi đến đầu thế kỷ 17 thì người Tây phương mới bắt đầu giao thiệp với người Việt Nam ta. Lẽ tự nhiên là những người Âu đã ở cõi Á Đông trong hồi đó để chân lên đất Việt Nam trước tiên. Người Bồ Đào Nha thì từ Áo Môn đến trong khi có gió mùa đông bắc, người Tây Ban Nha từ Manille đến, người Hà Lan từ Chà-và và người Pháp và người Anh thì từ Ấn Độ sang. Người Âu châu bắt đầu tiếp xúc với người nước Nam ở xứ Đàng Trong (Cochinchine) trước 7, rồi sau mới dần dần ra Bắc. Chỗ người Âu đến buôn bán và mở cửa hàng trước hết là ở Hội An (Faifo), một nơi người Tàu và người Nhật đã đến từ trước. Mỗi lần đến, họ đem nhiều hàng hóa đến bán, rồi lại mua các sản vật của nước ta chở về nước.
Các chúa Nguyễn cai trị trong Nam hồi đó đang đánh nhau với chúa Trịnh, tưởng có thể lợi dụng được người Âu giúp mình đánh kẻ thù, nên tiếp đãi họ rất tử tế, lại cho phép được thương đi lại buôn bán. Chúa Nguyễn hay giao thiệp với người Bồ Đào Nha. Một người nước đó tên là Jean de la Croix năm 1614 (?) đã đến ở gần Huế mở lò đúc súng tại đấy, ngày nay vẫn gọi là Thợ Đúc hay là phường Đúc8 và được chúa Sãi cho phép mở nhà thờ và tiếp giáo sĩ trong nhà 9. Về việc đóng tàu, thì người Đàng Trong cũng học người Âu Châu nhiều. Có sách lại nói chính nhờ người Bồ Đào Nha giúp đỡ, nên quân chúa Nguyễn mới thắng nổi quân Trịnh.
Sau đó ít lâu người Tây phương mới đến Bắc Kỳ và các tàu của người Âu châu mới vào cửa Thái Bình và cửa Luộc.
Người Bồ Đào Nha không lập nhà buôn ở trong xứ, chỉ vào khoảng hai tháng décembre và janvier thì tàu buôn của họ từ Áo Môn đến Bắc Kỳ chỉ ở lại ít lâu để bán hàng hóa và mua các sản vật trong xứ để chở về. Khác với người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh, người Pháp lại xin phép mở hiệu buôn ở Phố Hiến hay là Phố Khách gần tỉnh lỵ Hưng Yên ngày nay. Người Anh và người Hà Lan lại được phép mở cả hiệu buôn ở phố bờ sông kinh đô Kẻ Chợ tức Hà Nội ngày nay. Người Hà Lan được phép mở hiệu buôn từ năm 1637 dưới đời vua Lê Thần Tôn và chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng. Đến năm 1672, đời vua Lê Hi Tôn chiếc tàu Zant của người Anh do Andrew Parrick làm hạm trưởng, mới đến Bắc Kỳ, có cả người lái buôn tên là William Gifforp và năm người làm cho công ty Ấn Độ của người Anh cũng đáp tàu đến. Chúa Trịnh Tạc cho phép người Anh ở Hiến Nam.
Về người Pháp thì từ năm 1669 mới có tàu của Pháp vào xin mở cửa hàng ở Phố Hiến. Mấy năm sau 1682, lại có chiếc tàu Saint Joseph ở Xiêm La sang đem phẩm vật và thư của vua Louis XIV dâng vua Lê Hi Tôn và chúa Trịnh.
Ở miền Nam, năm 1686, có người Pháp tên là Verret được phép mở cửa hàng ở cù lao Côn Lôn. Đến hơn 50 năm sau, 1749, lại có một người Pháp là Pierre le Poivre vừa là giáo sĩ, vừa là một công chức ở đảo France, vừa là nhà buôn do công ty Ấn Độ của người Pháp phái sang xứ Đàng Trong để giao thiệp, gây tình thân thiện và mở thêm một đường thông thương mới cho người Pháp. Pierre Poivre trước đã từng có ở bên Tàu. Ngày 29 tháng tám 1749, ông đáp tàu Machault đến Hội An (Faifo). Poivre ở Hội An ít lâu rồi đi đường bộ đến Thuận Hóa vào yết kiến Võ vương để dâng lễ vật và thư xin thông thương. Võ vương tiếp P.Poivre rất tử tế và cho phép được đi lại buôn bán. Nhưng về sau vì công ty Ấn Độ của Pháp bãi đi và nhiều việc khó khăn khác nên việc thông thương cũng không thể tiếp tục được.
Các công ty thương mãi của người Âu lập ra hồi đầu thập thất thế kỷ vẫn để ý đến nước Việt Nam và việc mở mang sự buôn bán với nước ta, nhưng sau cả người Anh và người Hà Lan đã mở cửa hàng cũng phải bỏ đi, có lẽ là vì việc buôn bán ở ta hồi đó không được lợi lắm.
Trong các người Anh đến Nam kỳ về hồi cuối thế kỷ 17, nên kể đến Thomas Bouyear là người đã đến kinh đô Thuận Hóa vào năm 1695 dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chu hay là Quốc chúa niên hiệu là Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế, người Âu thường gọi là Minh Vương, vị chúa Nguyễn thứ sáu. Người Anh này cũng đem phẩm vật đến dâng chúa Nguyễn để điều đình việc thông thương; nhưng sau cuộc điều đình không có kết quả mấy.
Đồng thời với các tàu buôn Âu châu, ngay từ thế kỷ 16 đã có một vài giáo sĩ Tây phương đến xứ ta; nhưng cũng chỉ đến, rồi ở ít lâu lại cùng đi với các tàu đó. Bước sang đầu thế kỷ thứ 17, số giáo sĩ sang nước ta mới càng ngày càng nhiều, việc truyền giáo mỗi ngày mỗi thịnh và số giáo dân trong nước ở Bắc Kỳ cũng như ở trong Nam càng ngày càng nhiều thêm. Trong số các giáo sĩ không những là người Âu châu mà lại có cả các giáo sĩ và các thầy giáo lý người Nhật Bản… vì đạo Thiên Chúa bắt đầu truyền từ giữa thế kỷ 16 và đã có hồi rất thịnh hành ở xứ đó.
Xem thế ta biết rằng các giáo sĩ đi truyền đạo sang Á Đông không phải đã đến nước ta trước hết.
Người Việt Nam ta vốn tính tình nhã nhặn, trung hậu, không hề có ý ác cảm với người ngoài như các giáo sĩ và các người Tây phương đầu tiên đã công nhận. Vì thế mà khi các giáo sĩ mới vào nước ta đều được dân ta tỏ vẻ hoan nghênh. Cả đến các vua quan nước ta, trong hồi bấy giờ cũng có ý muốn thân thiện với người ngoại dương, để bắt chước những điều khôn ngoan của họ, để mở mang việc buôn bán trong nước và có khi cũng để lợi dụng sức mạnh và sự tài giỏi của người vào việc mình. Nhưng về sau chỉ vì nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc mà gây nên một mối nghi kỵ giữa người ngoài và người Việt Nam ta.
Hồi đó cả các giáo sĩ và các nhà buôn Tây phương vẫn thường bị coi là những kẻ do thám hoặc những người đưa đường dẫn lối cho các nước thực dân Âu châu, có ý muốn dòm dõi nước ta.
Đạo Thiên Chúa thì bị coi lầm là một tà đạo, có thể làm hại đến thuần phong mỹ tục và những tập quán cổ truyền trong nước; còn những kẻ theo đạo thì cũng bị người khác cho là những kẻ đã đi ngược với luân thường đạo lý, có thể làm đảo lộn trật tự cựu truyền và lay chuyển cả nền tảng luân lý và có thể đưa nước nhà đến sự nguy vong. Một ít việc bất ngờ xảy ra và một số người ghen ghét, đố kỵ hoặc cạnh tranh về vấn đề tôn giáo lại càng giúp cho mối ngờ vực đó tăng thêm, để đến nỗi đã phải gây ra bao cảnh thê thảm, bao cuộc xung đột lưu huyết như ta đã thấy.
Cũng do mối nghi kỵ đó mà sau này gây nên nhiều vấn đề chính trị và tôn giáo có quan hệ đến cuộc giao thiệp của nước ta với các nước Âu châu và đến vận mệnh cả một dân tộc hơn 20 triệu người ở trên bán đảo Ấn độ China này.
Chú thích
(1) Giáo hoàng Nicolas IV. Lúc ấy nước ta thuộc về đời vua Trần Nhân Tôn Thiệu Bảo, bên Tàu thuộc về đời nhà Nguyên vua Thế Tổ.
(2) Dân Mông Cổ vào thế kỷ XIII đã thâu nhập cả Á châu, phá tan Nga, đi đến trung tâm Âu Châu và trận đại thắng ở Lignitz (1241) đã đem dân Mông Cổ lên làm bá chủ một phần lớn ở cựu lục địa.
(3) Marco Polo sinh tại thành Venise (Ý) năm 1254, sau mấy năm làm thượng quan cho Hoàng đế nhà Nguyên, Marco Polo trở về tổ quốc, và đến năm 1325 ông chết tại Venise.
(4) Do người Tàu biết dùng từ 1000 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, sau dạy cho người Ả Rập và đến thế kỷ 13 người Ả Rập mới truyền cho người Âu châu.
(5) Sau 24 năm sống ở nước Trung Quốc, lúc ấy Venise với Gênes đương kịch liệt cạnh tranh để dành ngôi bá chủ ở Địa Trung Hải.
(6) Cha dòng Dominicô Diègo Déza làm phụ cánh cho Infant de Castille đã giúp Christophe Colomb một cách đắc lực trong việc này. Tối ngày 11 rạng ngày 12 Octobre 1492, đoàn tàu Kha Luân Bố tới đảo Guanahamt.
(7) Gaspard de Santa Crux tới Cần Cao năm 1550 (theo Déb.du Christ par Bonifacy).
(8) Ở Dương Xuân Hạ, hiện nhà thờ phường Đúc là nhà thờ xưa nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế và có lẽ cứ theo anh Thanh Tịnh, là nhà thờ đầu tiên của Hội Thánh dựng nên ở đất Đàng Trong. Nhà thờ này năm 1905 Đức cha Lý và cố Kính đã tu bổ lại.
Ở tại họ thợ Đúc ngày 30 Novembre 1835 cố Du (Joseph Marchaud) đã chịu xử bá đao. Chính tại chỗ nhà thờ Thợ Đúc, ngày 23 Octobre 1833 ông đội Paul Bường xin chịu chém, nhưng đoàn lính dẫn ông thấy trời tối (lúc ấy vào khoảng 8 giờ) bèn ngừng lại trước nhà con gái ông… rồi hạ đao. Hiện nay có hai cái bia của Đức cha Gaspar xây ghi nhớ hai nơi các thánh tử đạo.
(9) Chuyện người thợ đúc Jean de la Croix sẽ kể rõ sau. Người lái Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha này đến Thuận Hóa từ năm nào sử không chép rõ, nhưng có lẽ là sau năm 1614 như cuốn Nam sử của C.Maybon đã chép.
Bản viết của Hồng Lam
Chú giải của L.Cadière